Kiểm soát chặt bệnh truyền nhiễm thời điểm cuối năm
- Thứ hai - 25/11/2024 21:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để chủ động phòng dịch thời điểm cuối năm nay, ngành y tế tiếp tục ra quân Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh SXH, bệnh TCM đợt III năm 2024 vào đầu tháng 12 tới.
Tỉnh có số ca mắc thấp trong khu vực phía Nam
Hơn 10 tháng qua, tình hình dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) đều đã giảm sâu ở tỉnh.
Chia sẻ về tình hình dịch bệnh SXH, TCM từ đầu năm đến nay, ông Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Năm nay tình hình dịch bệnh khá ổn, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM và SXH thấp nhất, nhì. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc cũng đã giảm rất nhiều. Ngành y tế đã nỗ lực rất lớn để kéo giảm dịch bệnh”.
Theo số liệu giám sát dịch bệnh của ngành y tế, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM thấp nhất và bệnh SXH thấp thứ hai (sau tỉnh Bạc Liêu). Tính đến giữa tháng 11 năm nay, tỉnh ghi nhận trên 580 ca bệnh TCM, giảm 765 ca và ghi nhận gần 300 ca bệnh SXH, giảm trên 160 ca so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khẳng định: “Dịch giảm là do ngành đã kiểm soát được tốt tất cả các ca bệnh ghi nhận trên địa bàn, xử lý tốt ổ dịch khi phát hiện, hạn chế thấp nhất dịch lây lan”.
Ngành y tế đã tham mưu thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh triển khai 2 đợt chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH và bệnh TCM (đợt I vào tháng 4 và đợt II trong tháng 6-2024). Tăng cường thực hiện truyền thông thường xuyên đa dạng hình thức trực tiếp, gián tiếp để nâng cao kiến thức người dân, làm cho người dân biết lợi ích, tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động thành lập đoàn triển khai đợt giám sát chỉ đạo tuyến về công tác quản lý, xử lý ca bệnh, ổ dịch trong cộng đồng tại 8/8 trung tâm y tế tuyến huyện, giúp các trung tâm thực hiện tốt công tác này.
Quyết tâm thực hiện chiến dịch đạt hiệu quả
Dù tình hình dịch bệnh SXH, TCM được kiểm soát, số mắc thấp, nhưng lại ghi nhận nhiều ổ dịch, một số dịch bệnh có vắc-xin phòng bệnh xuất hiện số mắc trở lại, nhất là bệnh sởi gia tăng, ghi nhận trên 670 ca sốt phát ban/nghi sởi (trong đó có 98 ca đã khẳng định mắc bệnh sởi, còn trên 500 ca đang chờ kết quả xét nghiệm), do đó, ngành y tế nhận định nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong thời điểm cuối năm nay và đầu năm 2025 có thể xảy ra nếu không phòng dịch hiệu quả.
Để chủ động phòng dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ngành y tế sẽ đồng loạt ra quân thực hiện Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh SXH, bệnh TCM đợt III năm 2024, dự kiến từ ngày 9 đến ngày 12-12. Những chiến dịch đã quá quen thuộc, thực hiện hàng năm, tuy nhiên vấn đề đặt ra cần tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả.
Ông Võ Phước Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chúng tôi sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân thành phố triển khai sớm kế hoạch chiến dịch và tăng cường phối hợp tốt hơn để huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đợt chiến dịch sẽ vận động người dân thực hiện, duy trì thường xuyên các biện pháp phòng, chống dịch, nhân rộng mô hình phòng dịch có hiệu quả của thành phố”.
Thực hiện chiến dịch sẽ lấy ấp, khu vực làm trung tâm hoạt động. Bắt đầu từ ngày 9-12, các ban, ngành đoàn thể, cán bộ và cộng tác viên y tế ấp, khu vực của cả tỉnh sẽ tiến hành truyền thông, vận động đến 100% hộ dân với mong muốn huy động sự tham gia của cả cộng đồng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Từ chiến dịch này, ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, mong muốn: “Qua chiến dịch nhắc lại, khuyến khích người dân thường xuyên duy trì phòng chống dịch. Các địa phương cần lưu ý vừa triển khai chiến dịch, vừa giám sát ổ dịch cũ để kiểm soát tốt ổ dịch cũ, hạn chế được nguồn lây lan, kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh. Phối hợp tốt với ngành giáo dục để trước hết làm tốt công tác phòng, chống dịch trong học sinh, trường học”.
Theo số liệu giám sát dịch bệnh của ngành y tế, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM thấp nhất và bệnh SXH thấp thứ hai (sau tỉnh Bạc Liêu). Tính đến giữa tháng 11 năm nay, tỉnh ghi nhận trên 580 ca bệnh TCM, giảm 765 ca và ghi nhận gần 300 ca bệnh SXH, giảm trên 160 ca so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 10 tháng qua, tình hình dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) đều đã giảm sâu ở tỉnh.
Chia sẻ về tình hình dịch bệnh SXH, TCM từ đầu năm đến nay, ông Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Năm nay tình hình dịch bệnh khá ổn, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM và SXH thấp nhất, nhì. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc cũng đã giảm rất nhiều. Ngành y tế đã nỗ lực rất lớn để kéo giảm dịch bệnh”.
Theo số liệu giám sát dịch bệnh của ngành y tế, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM thấp nhất và bệnh SXH thấp thứ hai (sau tỉnh Bạc Liêu). Tính đến giữa tháng 11 năm nay, tỉnh ghi nhận trên 580 ca bệnh TCM, giảm 765 ca và ghi nhận gần 300 ca bệnh SXH, giảm trên 160 ca so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, khẳng định: “Dịch giảm là do ngành đã kiểm soát được tốt tất cả các ca bệnh ghi nhận trên địa bàn, xử lý tốt ổ dịch khi phát hiện, hạn chế thấp nhất dịch lây lan”.
Ngành y tế đã tham mưu thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người tỉnh triển khai 2 đợt chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH và bệnh TCM (đợt I vào tháng 4 và đợt II trong tháng 6-2024). Tăng cường thực hiện truyền thông thường xuyên đa dạng hình thức trực tiếp, gián tiếp để nâng cao kiến thức người dân, làm cho người dân biết lợi ích, tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động thành lập đoàn triển khai đợt giám sát chỉ đạo tuyến về công tác quản lý, xử lý ca bệnh, ổ dịch trong cộng đồng tại 8/8 trung tâm y tế tuyến huyện, giúp các trung tâm thực hiện tốt công tác này.
Quyết tâm thực hiện chiến dịch đạt hiệu quả
Dù tình hình dịch bệnh SXH, TCM được kiểm soát, số mắc thấp, nhưng lại ghi nhận nhiều ổ dịch, một số dịch bệnh có vắc-xin phòng bệnh xuất hiện số mắc trở lại, nhất là bệnh sởi gia tăng, ghi nhận trên 670 ca sốt phát ban/nghi sởi (trong đó có 98 ca đã khẳng định mắc bệnh sởi, còn trên 500 ca đang chờ kết quả xét nghiệm), do đó, ngành y tế nhận định nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong thời điểm cuối năm nay và đầu năm 2025 có thể xảy ra nếu không phòng dịch hiệu quả.
Để chủ động phòng dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ngành y tế sẽ đồng loạt ra quân thực hiện Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt muỗi, lăng quăng, phòng, chống bệnh SXH, bệnh TCM đợt III năm 2024, dự kiến từ ngày 9 đến ngày 12-12. Những chiến dịch đã quá quen thuộc, thực hiện hàng năm, tuy nhiên vấn đề đặt ra cần tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả.
Ông Võ Phước Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chúng tôi sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân thành phố triển khai sớm kế hoạch chiến dịch và tăng cường phối hợp tốt hơn để huy động sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đợt chiến dịch sẽ vận động người dân thực hiện, duy trì thường xuyên các biện pháp phòng, chống dịch, nhân rộng mô hình phòng dịch có hiệu quả của thành phố”.
Thực hiện chiến dịch sẽ lấy ấp, khu vực làm trung tâm hoạt động. Bắt đầu từ ngày 9-12, các ban, ngành đoàn thể, cán bộ và cộng tác viên y tế ấp, khu vực của cả tỉnh sẽ tiến hành truyền thông, vận động đến 100% hộ dân với mong muốn huy động sự tham gia của cả cộng đồng chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Từ chiến dịch này, ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, mong muốn: “Qua chiến dịch nhắc lại, khuyến khích người dân thường xuyên duy trì phòng chống dịch. Các địa phương cần lưu ý vừa triển khai chiến dịch, vừa giám sát ổ dịch cũ để kiểm soát tốt ổ dịch cũ, hạn chế được nguồn lây lan, kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh. Phối hợp tốt với ngành giáo dục để trước hết làm tốt công tác phòng, chống dịch trong học sinh, trường học”.
Theo số liệu giám sát dịch bệnh của ngành y tế, so với 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh có số mắc bệnh TCM thấp nhất và bệnh SXH thấp thứ hai (sau tỉnh Bạc Liêu). Tính đến giữa tháng 11 năm nay, tỉnh ghi nhận trên 580 ca bệnh TCM, giảm 765 ca và ghi nhận gần 300 ca bệnh SXH, giảm trên 160 ca so với cùng kỳ năm 2023.