Phòng, chống bệnh đái tháo đường
- Thứ sáu - 17/11/2023 08:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết mạn tính do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin sản xuất ra.
Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Theo Hội nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, hiện có khoảng 5,7% dân số Việt Nam mắc ĐTĐ, tương đương hơn 5 triệu người, trong số này khoảng 50% chưa được chẩn đoán; đặc biệt 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2 lúc phát hiện đã có biến chứng tim mạch.
Để chủ động phòng bệnh đái tháo đường, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.
4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,…
5. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.
6. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.
Để chủ động phòng bệnh đái tháo đường, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
2. Duy trì cân nặng hợp lý với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
3. Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống bia rượu.
4. Tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích hợp như: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp,…
5. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.
6. Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.