Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin COVID-19
- Thứ hai - 15/03/2021 19:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 6-3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 700 điểm cầu. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hậu Giang, tham dự Hội nghị có BSCK2. Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo cơ sở y tế trực thuộc Sở, các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, Bộ Y tế triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin COVID-19; hướng dẫn tiếp nhận, phân phối và sử dụng vắc xin tiêm phòng COVID-19; khám sàng lọc trước tiêm; phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; lập sổ sức khỏe điện tử; hướng dẫn sử dụng, quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bằng phần mềm; truyền thông tiêm chủng vắc xin COVID-19. Theo kế hoạch ngày 08-3 bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 13 tỉnh, thành phố có dịch COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, vắc xin COVID-19 là nỗ lực của các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Lần này Bộ Y tế không thể phân bổ vắc xin cho cho 63 tỉnh, thành mà dành cho 13 tỉnh thành phố có dịch và ưu tiên cho Hải Dương - điểm nóng về phòng chống dịch. Ngày 8-3 sẽ tiêm mũi đầu tiên tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý, phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 là có thể, vì không vắc xin nào đảm bảo 100% an toàn; có thể xảy ra phản ứng thông thường cho đến phản ứng bất lợi. Vắc xin lần này rất hạn chế và Bộ Y tế đang tích cực phối hợp và đề nghị COVAX chuyển sớm vắc xin về Việt Nam. Trong lần tiêm này Bộ Y tế tập trung ưu tiên cho đối tượng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ và đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch. Những mũi tiêm đầu tiên được dành cho người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm với đối tượng này. Các cơ sở y tế sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ. Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm. Theo Bộ trưởng, dù độ bảo vệ của vắc xin AstraZeneca không đạt 100% nhưng 100% người tiêm nếu có mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn, không dẫn đến tử vong. Đó là điều quan trọng nhất với mỗi cá nhân tiêm chủng. Hiện tại, vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ trên 90%, Moderna hiệu lực bảo vệ 94% nhưng vắc xin AstraZeneca chỉ có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.
Tại Hội nghị, Bộ Y tế triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin COVID-19; hướng dẫn tiếp nhận, phân phối và sử dụng vắc xin tiêm phòng COVID-19; khám sàng lọc trước tiêm; phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; lập sổ sức khỏe điện tử; hướng dẫn sử dụng, quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bằng phần mềm; truyền thông tiêm chủng vắc xin COVID-19. Theo kế hoạch ngày 08-3 bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại 13 tỉnh, thành phố có dịch COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, vắc xin COVID-19 là nỗ lực của các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Lần này Bộ Y tế không thể phân bổ vắc xin cho cho 63 tỉnh, thành mà dành cho 13 tỉnh thành phố có dịch và ưu tiên cho Hải Dương - điểm nóng về phòng chống dịch. Ngày 8-3 sẽ tiêm mũi đầu tiên tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng lưu ý, phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 là có thể, vì không vắc xin nào đảm bảo 100% an toàn; có thể xảy ra phản ứng thông thường cho đến phản ứng bất lợi. Vắc xin lần này rất hạn chế và Bộ Y tế đang tích cực phối hợp và đề nghị COVAX chuyển sớm vắc xin về Việt Nam. Trong lần tiêm này Bộ Y tế tập trung ưu tiên cho đối tượng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ và đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch. Những mũi tiêm đầu tiên được dành cho người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch, giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm với đối tượng này. Các cơ sở y tế sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ. Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm. Theo Bộ trưởng, dù độ bảo vệ của vắc xin AstraZeneca không đạt 100% nhưng 100% người tiêm nếu có mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn, không dẫn đến tử vong. Đó là điều quan trọng nhất với mỗi cá nhân tiêm chủng. Hiện tại, vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ trên 90%, Moderna hiệu lực bảo vệ 94% nhưng vắc xin AstraZeneca chỉ có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.