Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp
- Thứ bảy - 15/05/2021 05:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chiều 11-5, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với 700 điểm cầu trên toàn quốc về chủ động ứng phó và xử lý dịch COVID-19 trong tình huống khẩn cấp. Ngành Y tế tỉnh Hậu Giang dự hội nghị tại 6 điểm cầu tuyến tỉnh, huyện. BSCK2. Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh chủ trì tại điểm cầu Viettel Hậu Giang.
Ðến 11-5, cả nước ghi nhận có 3.507 ca bệnh COVID-19. Trong đó, 850 ca đang điều trị; 2.618 ca được điều trị khỏi; 35 ca tử vong. Riêng từ ngày 27-4 (phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Hà Nam) đến sáng 11-5, Việt Nam đã ghi nhận 491 ca mắc COVID-19. Có 11 bệnh viện đang bị phong tỏa cách ly.
Bộ Y tế đã triển khai các công điện về nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện; công văn tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;... Chiến lược xét nghiệm của Bộ Y tế; Tuân thủ thực hành phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện. Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường năng lực xét nghiệm Covid-19 để nếu có dịch thì nhanh chóng xét nghiệm và phát hiện người nhiễm sớm nhất, nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm bệnh tại cơ sở y tế. Đồng thời, đề nghị các Sở Y tế lập kế hoạch lựa chọn ít nhất 1 cơ sở khám chữa bệnh tập trung điều trị COVID-19 khi dịch bùng phát, sẵn sàng đơn vị hồi sức tích cực, thận nhân tạo, phẫu thuật thủ thuật. Sở Y tế tăng cường tập huấn những hướng dẫn mới, kiểm tra giám sát thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn; đánh giá thực hành phòng ngừa lây nhiễm; kiên quyết cho các bệnh viện không an toàn tạm dừng hoạt động.
Với các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị quản lý người bệnh và người nhà; thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm; cung cấp đầy đủ phương tiện, vật tư; sàng lọc, phân luồng, cách ly; hạn chế chuyển tuyến; tăng cường khám chữa bệnh từ xa, thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt... Ðối với trường hợp phản vệ khi tiêm ngừa COVID-19, đề nghị các cơ sở y tế cảnh giác, thực hiện tốt việc cấp cứu tại chỗ, cần có nhân lực thành thạo, thuốc, dụng cụ sẵn sàng và có đội hỗ trợ kịp thời.
Ðến 11-5, cả nước ghi nhận có 3.507 ca bệnh COVID-19. Trong đó, 850 ca đang điều trị; 2.618 ca được điều trị khỏi; 35 ca tử vong. Riêng từ ngày 27-4 (phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Hà Nam) đến sáng 11-5, Việt Nam đã ghi nhận 491 ca mắc COVID-19. Có 11 bệnh viện đang bị phong tỏa cách ly.
Bộ Y tế đã triển khai các công điện về nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất và chủ động xét nghiệm Covid-19 tại các bệnh viện; công văn tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;... Chiến lược xét nghiệm của Bộ Y tế; Tuân thủ thực hành phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện. Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường năng lực xét nghiệm Covid-19 để nếu có dịch thì nhanh chóng xét nghiệm và phát hiện người nhiễm sớm nhất, nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm bệnh tại cơ sở y tế. Đồng thời, đề nghị các Sở Y tế lập kế hoạch lựa chọn ít nhất 1 cơ sở khám chữa bệnh tập trung điều trị COVID-19 khi dịch bùng phát, sẵn sàng đơn vị hồi sức tích cực, thận nhân tạo, phẫu thuật thủ thuật. Sở Y tế tăng cường tập huấn những hướng dẫn mới, kiểm tra giám sát thực hiện tiêu chí bệnh viện an toàn; đánh giá thực hành phòng ngừa lây nhiễm; kiên quyết cho các bệnh viện không an toàn tạm dừng hoạt động.
Với các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị quản lý người bệnh và người nhà; thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm; cung cấp đầy đủ phương tiện, vật tư; sàng lọc, phân luồng, cách ly; hạn chế chuyển tuyến; tăng cường khám chữa bệnh từ xa, thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt... Ðối với trường hợp phản vệ khi tiêm ngừa COVID-19, đề nghị các cơ sở y tế cảnh giác, thực hiện tốt việc cấp cứu tại chỗ, cần có nhân lực thành thạo, thuốc, dụng cụ sẵn sàng và có đội hỗ trợ kịp thời.
Quang cảnh cuộc họp trực tuyến. |