“Dạy người - Dạy chữ”
- Thứ năm - 05/09/2019 07:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với chủ đề của năm học 2019-2020 là “Dạy người”, ngành giáo dục và đào tạo tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, kết hợp nâng cao chất lượng dạy và học để các em phát triển toàn diện.
Trường lớp được đầu tư ngày càng hiện đại, khang trang, phục vụ tốt nhu cầu dạy học.
Bệ phóng cho mùa “gieo chữ”
Không khí khẩn trương chuẩn bị cho năm học mới của thầy và trò Trường THCS Lê Quí Đôn, thành phố Vị Thanh, đang ráo riết. Ngoài việc dọn vệ sinh trường, lớp, khuôn viên trường học, học sinh tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ, đồng diễn… để biểu diễn trong ngày khai giảng. Bà Bạch Thị Duy Liên, Phó Hiệu trưởng của trường, cho biết: “Năm học vừa qua, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên. 100% đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, học sinh đi học chuyên cần, nắm vững các kiến thức thầy cô giảng trên lớp… Nhà trường có thực hiện thêm mô hình mới là “Trải nghiệm giờ ra chơi” đã tạo được sự hấp dẫn, giúp học sinh phát huy năng khiếu, sự khéo tay, sáng tạo qua những vật dụng phế thải và vui chơi thoải mái, sau những giờ học tập trên lớp”.
Không khí khẩn trương chuẩn bị cho năm học mới của thầy và trò Trường THCS Lê Quí Đôn, thành phố Vị Thanh, đang ráo riết. Ngoài việc dọn vệ sinh trường, lớp, khuôn viên trường học, học sinh tích cực luyện tập các tiết mục văn nghệ, đồng diễn… để biểu diễn trong ngày khai giảng. Bà Bạch Thị Duy Liên, Phó Hiệu trưởng của trường, cho biết: “Năm học vừa qua, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên. 100% đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, học sinh đi học chuyên cần, nắm vững các kiến thức thầy cô giảng trên lớp… Nhà trường có thực hiện thêm mô hình mới là “Trải nghiệm giờ ra chơi” đã tạo được sự hấp dẫn, giúp học sinh phát huy năng khiếu, sự khéo tay, sáng tạo qua những vật dụng phế thải và vui chơi thoải mái, sau những giờ học tập trên lớp”.
Chất lượng dạy và học ở các trường ngày càng cao.
Quan tâm, chăm chút cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chính là để phát huy đạt hiệu quả cao nhất trong “Dạy người” ở các trường học.
Phát huy kết quả đó, năm học này, trường cũng đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu, lấy chất lượng làm nền tảng, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để khẳng định thương hiệu dạy và học tốt của nhà trường. Được đánh giá là một trong những trường THCS dẫn đầu tỉnh về thành tích dạy và học, năm 2018-2019, Trường THCS Lê Quí Đôn là 1 trong 4 trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua. Kết thúc năm học 2018-2019, trường có 70% học sinh xếp loại học lực khá giỏi, tăng 11% so với năm học 2017-2018, giảm hơn 7% học sinh yếu, kém, trường có 6 giáo viên đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh, 13 học sinh đạt giải cấp tỉnh và khu vực…
Em Nguyễn Thanh Khôi, học sinh lớp 9A2 của trường, hào hứng: “Ngày khai giảng, chúng em sẽ cố gắng hát thật hay, múa thật đẹp để làm quà tặng thầy cô. Năm học mới, em cũng cố gắng học giỏi, tìm và thực hiện một mô hình sáng tạo mới để tham gia vào Hội thi tin học trẻ”.
Không riêng gì Trường THCS Lê Quí Đôn, tất cả các trường ở mọi cấp học trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực cho năm học mới. Mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng đều được triển khai khẩn trương, nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhìn khuôn viên trường lớp được xây dựng, sửa chữa, ông Võ Minh Luân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Trường vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia, năm học mới này là một nền tảng vững chắc để nhà trường nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong đó, trọng tâm là thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 là không để học sinh vi phạm luật giao thông; không để học sinh đuối nước; không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường; không được thu các khoản ngoài quy định và không được vi phạm về nguyên tắc tài chính”. Hiện tại trường đang nghiên cứu tạo sự mới lạ, thu hút học sinh hơn khi cho các em tham gia mô hình “Tiếng trống vui học”...
Có thể nói, các em đã được học tập trong môi trường giáo dục ngày càng hoàn thiện về nhiều mặt, có sự chăm lo chu đáo, giúp các em phát huy hết khả năng, rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo. Mục tiêu “Dạy người” đã đi đúng hướng.
Nền tảng để phát triển toàn diện
Chỉ tay về dải phân cách làn đường trước cổng trường, ông Trịnh Anh Việt, Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thanh, cho biết: “Mừng lắm, khi chúng tôi nhìn thấy dải phân cách được dựng. Có dải phân cách chúng tôi cũng thấy yên tâm khi học sinh và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi đúng làn, đúng tuyến và không còn phải lo tình trạng tụ tập hay mất an toàn trước cổng trường”. Để đảm bảo không để học sinh vi phạm luật giao thông, trong tuần sinh hoạt tập thể đầu năm nhà trường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên cho học sinh và phụ huynh ký cam kết tham gia giao thông đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các em các lớp đầu cấp về nội quy, quy định của nhà trường, yêu cầu giáo viên, nhân viên trường thực hiện nghiêm các khoản thu chi đầu năm học đúng quy định.
Năm học 2019-2020, Trường THPT Vị Thanh có hơn 1.360 học sinh với 32 lớp học. Trường xác định mục tiêu trong năm học mới này là “Dạy thực chất, học thực chất”, để học sinh chủ động, tự tin lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thực hiện các mô hình, cách làm hiệu quả như: tổ chức phiên tòa giả định, tập huấn kỹ năng mềm, tăng cường phổ biến pháp luật… cho giáo viên và học sinh. Được biết, để hỗ trợ cho học sinh khó khăn trong năm học mới, nhà trường đã vận động được 2.990 quyển tập, 30 triệu đồng tiền học bổng và 100 suất bảo hiểm tai nạn cho học sinh.
Điểm đột phá trong năm học 2018-2019, ngành giáo dục và đào tạo tập trung vào thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học một cách đồng bộ theo Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo hướng ghép các điểm lẻ về điểm chính, sáp nhập trường có nhiều cấp học ở những nơi có điều kiện. Trong năm, đã sáp nhập được 8 trường (mầm non 2 trường, tiểu học 6 trường) và gom được 27 điểm lẻ (mầm non 8 trường, tiểu học 19 trường). Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên, nhân viên, công tác tuyển sinh, hỗ trợ quà, tập cho học sinh nghèo đầu năm học… Tất cả đang chờ đón một năm học mới nhiều niềm tin và chất lượng”. Để chuẩn bị cho năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tiến hành rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các điểm trường, các phòng học... bị hư hỏng. Để đáp ứng đủ số lượng giáo viên cho năm học mới này, ngành đã tiến hành rà soát biên chế tất cả các trường, sắp xếp, luân chuyển giải quyết tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, nề nếp, giáo dục học sinh sự trung thực, thầy giáo, cô giáo phải trung thực trong thực hiện các quy định của ngành, kiên định quá trình đổi mới, làm cho xã hội có niềm tin đối với giáo dục. Đồng thời, chọn điểm bứt phá, tạo bước chuyển biến trong năm học mới, tập trung vào chủ đề năm học 2019-2020 là “Dạy người”. Thầy Lê Thanh Liêm, giáo viên dạy môn vật lý của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Học sinh giờ rất sáng tạo, nên giáo viên phải tích cực hỗ trợ để các em từ những ý tưởng của mình sẽ tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Chúng tôi thấy mừng vì khi các em biết biến ý tưởng để giúp ích cho mọi người thì các em cũng vừa tự bổ sung kiến thức cho bản thân, cũng vừa hoàn thiện nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội”. Với những giải pháp giúp học sinh đam mê nghiên cứu khoa học, thầy Liêm vinh dự nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ ba 2019.
Với phương châm “Thầy dạy tốt, trò học tốt”, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đang đặt nhiều niềm tin vào năm học mới gặt hái nhiều thành công, giữ vững kết quả đạt được và nâng cao hơn chất lượng giáo dục, đào tạo cho tỉnh nhà.
Phát huy kết quả đó, năm học này, trường cũng đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu, lấy chất lượng làm nền tảng, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để khẳng định thương hiệu dạy và học tốt của nhà trường. Được đánh giá là một trong những trường THCS dẫn đầu tỉnh về thành tích dạy và học, năm 2018-2019, Trường THCS Lê Quí Đôn là 1 trong 4 trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua. Kết thúc năm học 2018-2019, trường có 70% học sinh xếp loại học lực khá giỏi, tăng 11% so với năm học 2017-2018, giảm hơn 7% học sinh yếu, kém, trường có 6 giáo viên đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh, 13 học sinh đạt giải cấp tỉnh và khu vực…
Em Nguyễn Thanh Khôi, học sinh lớp 9A2 của trường, hào hứng: “Ngày khai giảng, chúng em sẽ cố gắng hát thật hay, múa thật đẹp để làm quà tặng thầy cô. Năm học mới, em cũng cố gắng học giỏi, tìm và thực hiện một mô hình sáng tạo mới để tham gia vào Hội thi tin học trẻ”.
Không riêng gì Trường THCS Lê Quí Đôn, tất cả các trường ở mọi cấp học trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực cho năm học mới. Mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng đều được triển khai khẩn trương, nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhìn khuôn viên trường lớp được xây dựng, sửa chữa, ông Võ Minh Luân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Trường vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia, năm học mới này là một nền tảng vững chắc để nhà trường nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong đó, trọng tâm là thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 là không để học sinh vi phạm luật giao thông; không để học sinh đuối nước; không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường; không được thu các khoản ngoài quy định và không được vi phạm về nguyên tắc tài chính”. Hiện tại trường đang nghiên cứu tạo sự mới lạ, thu hút học sinh hơn khi cho các em tham gia mô hình “Tiếng trống vui học”...
Có thể nói, các em đã được học tập trong môi trường giáo dục ngày càng hoàn thiện về nhiều mặt, có sự chăm lo chu đáo, giúp các em phát huy hết khả năng, rèn luyện kỹ năng, sự sáng tạo. Mục tiêu “Dạy người” đã đi đúng hướng.
Nền tảng để phát triển toàn diện
Chỉ tay về dải phân cách làn đường trước cổng trường, ông Trịnh Anh Việt, Hiệu trưởng Trường THPT Vị Thanh, cho biết: “Mừng lắm, khi chúng tôi nhìn thấy dải phân cách được dựng. Có dải phân cách chúng tôi cũng thấy yên tâm khi học sinh và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi đúng làn, đúng tuyến và không còn phải lo tình trạng tụ tập hay mất an toàn trước cổng trường”. Để đảm bảo không để học sinh vi phạm luật giao thông, trong tuần sinh hoạt tập thể đầu năm nhà trường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên cho học sinh và phụ huynh ký cam kết tham gia giao thông đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các em các lớp đầu cấp về nội quy, quy định của nhà trường, yêu cầu giáo viên, nhân viên trường thực hiện nghiêm các khoản thu chi đầu năm học đúng quy định.
Năm học 2019-2020, Trường THPT Vị Thanh có hơn 1.360 học sinh với 32 lớp học. Trường xác định mục tiêu trong năm học mới này là “Dạy thực chất, học thực chất”, để học sinh chủ động, tự tin lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thực hiện các mô hình, cách làm hiệu quả như: tổ chức phiên tòa giả định, tập huấn kỹ năng mềm, tăng cường phổ biến pháp luật… cho giáo viên và học sinh. Được biết, để hỗ trợ cho học sinh khó khăn trong năm học mới, nhà trường đã vận động được 2.990 quyển tập, 30 triệu đồng tiền học bổng và 100 suất bảo hiểm tai nạn cho học sinh.
Điểm đột phá trong năm học 2018-2019, ngành giáo dục và đào tạo tập trung vào thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học một cách đồng bộ theo Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo hướng ghép các điểm lẻ về điểm chính, sáp nhập trường có nhiều cấp học ở những nơi có điều kiện. Trong năm, đã sáp nhập được 8 trường (mầm non 2 trường, tiểu học 6 trường) và gom được 27 điểm lẻ (mầm non 8 trường, tiểu học 19 trường). Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên, nhân viên, công tác tuyển sinh, hỗ trợ quà, tập cho học sinh nghèo đầu năm học… Tất cả đang chờ đón một năm học mới nhiều niềm tin và chất lượng”. Để chuẩn bị cho năm học mới, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tiến hành rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các điểm trường, các phòng học... bị hư hỏng. Để đáp ứng đủ số lượng giáo viên cho năm học mới này, ngành đã tiến hành rà soát biên chế tất cả các trường, sắp xếp, luân chuyển giải quyết tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, nề nếp, giáo dục học sinh sự trung thực, thầy giáo, cô giáo phải trung thực trong thực hiện các quy định của ngành, kiên định quá trình đổi mới, làm cho xã hội có niềm tin đối với giáo dục. Đồng thời, chọn điểm bứt phá, tạo bước chuyển biến trong năm học mới, tập trung vào chủ đề năm học 2019-2020 là “Dạy người”. Thầy Lê Thanh Liêm, giáo viên dạy môn vật lý của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Học sinh giờ rất sáng tạo, nên giáo viên phải tích cực hỗ trợ để các em từ những ý tưởng của mình sẽ tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Chúng tôi thấy mừng vì khi các em biết biến ý tưởng để giúp ích cho mọi người thì các em cũng vừa tự bổ sung kiến thức cho bản thân, cũng vừa hoàn thiện nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội”. Với những giải pháp giúp học sinh đam mê nghiên cứu khoa học, thầy Liêm vinh dự nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ ba 2019.
Với phương châm “Thầy dạy tốt, trò học tốt”, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đang đặt nhiều niềm tin vào năm học mới gặt hái nhiều thành công, giữ vững kết quả đạt được và nâng cao hơn chất lượng giáo dục, đào tạo cho tỉnh nhà.
332 trường đã sẵn sàng cho năm học mới Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 332 trường từ mầm non đến THPT. Trong đó, có 23 trường THPT, 62 trường THCS, 163 trường tiểu học và 84 trường mầm non, mẫu giáo, với dự kiến huy động hơn 158.779 học sinh từ mầm non đến THPT (mầm non, mẫu giáo là 30.779 học sinh; cấp tiểu học là 65.000 học sinh; cấp THCS là 44.000 học sinh; THPT là 19.000 học sinh). Toàn tỉnh có 64,28% trường học đạt chuẩn quốc gia... Năm học qua, thông qua các hội thi, phong trào, học sinh trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật: Cuộc thi khoa học kỹ thuật toàn quốc đạt 3 giải và có 14 sản phẩm được công nhận giải đặc biệt, đứng thứ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Cuộc thi giao thông học đường toàn quốc lần thứ IV đạt giải nhất; Tin học trẻ toàn quốc đạt giải nhì toàn đoàn và có 5 sản phẩm đạt giải; Cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn văn hóa đạt 3 giải… Có 31 mô hình đổi mới sáng tạo được công nhận và khen thưởng cấp sở, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 năm 2018, tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 94,69%. |
Bài, ảnh: CAO OANH