Bệnh viện Sản Nhi tỉnh: Tin hoạt động tháng 3 -2023
- Thứ sáu - 24/03/2023 09:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Vừa qua, Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke và họp mặt chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và Khởi nghĩa Hai bà Trưng, lập thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028. Hội thi đã thu hút được 15 tiết mục tham gia, ban giám khảo đã chọn ra 6 tiết mục xuất sắc nhất để trao giải. Ngoài ra Công đoàn cơ sở và Câu lạc bộ Nữ công đã tặng những phần quà cho các chị em nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ.
2. Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh) tiếp nhận một bệnh nhi là con chị Nguyễn Thị S., 7 tháng tuổi, địa chỉ: Phương Bình, Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Qua khai thác bệnh sử, được biết trước khi vào viện một ngày, bé có biểu hiện ho, khò khè, da nổi vài nốt đỏ. Người nhà cho biết, có cho bé uống 3 muỗng cà phê thuốc màu đen (chữ Trung Quốc) để tự điều trị. Sau đó bé thở mệt, nôn ói nhiều, chướng bụng. Gia đình đã đưa bé đến Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp. Tại đây, bé vẫn còn thở mệt, nôn ói và chướng bụng. Sau đó, bé được chuyển viện đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang.
Lúc nhập viện, bé tỉnh, kích thích, thở rên, nhiệt độ 38 độ C. SpO2/Oxy: 80%, tay chân mát, mạch 190 - 200 lần/phút, phổi thô, thở 55 lần/phút, rút lõm ngực nặng, bụng chướng. Đặt sonde dạ dày ra khoảng 20 ml dịch nâu lợn cợn, đồng tử 4 mm, phản xạ ánh sáng yếu, mắt nhìn trần..
Từ kết quả thăm khám của bác sĩ, bé được chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi ngộ độc thuốc, theo dõi nhiễm trùng huyết. Bé được xử trí thở máy, kháng sinh, kháng viêm, nuôi ăn tĩnh mạch, bù nước điện giải và điều trị hỗ trợ. Sau 2 ngày thở máy, bé đã được cai máy và chuyển sang thở NCPAP 2 ngày, tiếp đó chuyển sang thở oxy/cannula 4 ngày rồi ngưng. Sau thời gian điều trị 12 ngày, sức khỏe của bé đã ổn định và được xuất viện..
Đây là một trong những trường hợp theo dõi ngộ độc thuốc đã được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Qua đó, Bác sĩ cũng khuyến cáo đến các bậc phụ huynh: Khi con bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Không tự ý mua thuốc cho con khi bị bệnh. Không sử dụng các loại thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc xuất xứ. Các bà mẹ cũng tuyệt đối không mượn đơn thuốc của trẻ khác khi con có triệu chứng tương tự. Bởi ở mỗi trẻ, biểu hiện, tình trạng bệnh lý khác nhau, cần được bác sĩ khám, chẩn đoán, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ.
Lúc nhập viện, bé tỉnh, kích thích, thở rên, nhiệt độ 38 độ C. SpO2/Oxy: 80%, tay chân mát, mạch 190 - 200 lần/phút, phổi thô, thở 55 lần/phút, rút lõm ngực nặng, bụng chướng. Đặt sonde dạ dày ra khoảng 20 ml dịch nâu lợn cợn, đồng tử 4 mm, phản xạ ánh sáng yếu, mắt nhìn trần..
Từ kết quả thăm khám của bác sĩ, bé được chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi ngộ độc thuốc, theo dõi nhiễm trùng huyết. Bé được xử trí thở máy, kháng sinh, kháng viêm, nuôi ăn tĩnh mạch, bù nước điện giải và điều trị hỗ trợ. Sau 2 ngày thở máy, bé đã được cai máy và chuyển sang thở NCPAP 2 ngày, tiếp đó chuyển sang thở oxy/cannula 4 ngày rồi ngưng. Sau thời gian điều trị 12 ngày, sức khỏe của bé đã ổn định và được xuất viện..
Đây là một trong những trường hợp theo dõi ngộ độc thuốc đã được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Qua đó, Bác sĩ cũng khuyến cáo đến các bậc phụ huynh: Khi con bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Không tự ý mua thuốc cho con khi bị bệnh. Không sử dụng các loại thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc xuất xứ. Các bà mẹ cũng tuyệt đối không mượn đơn thuốc của trẻ khác khi con có triệu chứng tương tự. Bởi ở mỗi trẻ, biểu hiện, tình trạng bệnh lý khác nhau, cần được bác sĩ khám, chẩn đoán, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ.