Cảnh báo kiến cắn gấy phản vệ nguy kịch
- Thứ năm - 14/11/2024 14:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Kiến là một loại côn trùng sống thành đàn, có tính xã hội cao. Những vết kiến cắn có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kiến. Khi bị những loài kiến cắn, đặc biệt là kiến có độc, sẽ gây cảm giác đau, ngứa, nóng rát tại vết cắn. Chúng ta thường, đập, phủi, chà xát khiến độc tố bị tiết ra, làm tổn thương da, khiến vết thương nặng và dễ nhiễm trùng hơn, thường hợp cơ thể nhạy cảm có thể gây sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
* Kiến cắn gây phản vệ nguy kịch
Mới đây, người phụ nữ 44 tuổi (ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh) đi hái rau sau vườn bị kiến cắn, sau đó ngứa khắp cơ thể, đỏ da toàn thân. Người nhà đã dùng dầu gió để thoa, sau gần 20 phút bệnh nhân có dấu hiệu tím tái toàn thân, ngất và sùi bọt mép. Người nhà ngay lập tức chuyển vào Khoa cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang (BVĐK) để khám và điều trị. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, Khoa đã kích hoạt báo động đỏ hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân, sau gần 01 giờ hồi sức tích cực bệnh nhân có lại nhịp tim nhưng vẫn hôn mê sâu được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) để tiếp tục điều trị.
Các bác sĩ Khoa ICU, nhận định bệnh nhân phản vệ độ IV do côn trùng cắn, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu, sau hơn 30 phút hồi sức cấp cứu tích cực tình trạng bệnh tạm ổn được chuyển lên BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp tục theo dõi và điều trị. Theo thông tin từ các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK Trung ương Cần Thơ, hiện tại bệnh nhân đã ngưng thuốc an thần, tri giác tỉnh, sinh hiệu ổn, đã mở khí quản nhưng vẫn còn thở máy và tiếp tục theo dõi, chăm sóc đặc biệt tại Khoa ICU của bệnh viện.
Vào tháng 7 năm 2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cũng tiếp nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết nguy kịch do kiến lửa cắn. Trước đó, bà M.T.L (57 tuổi; ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) trong lúc ra vườn hái chôm chôm để bán thì cầm trúng trái có ổ kiến lửa bám vào nên kiến cắn. Sau đó một ngày, tay bà L bị sưng, đau, sốt nên bà đi mua thuốc uống nhưng không giảm. Người nhà đã đưa bà L. đến Bệnh viện Hoàn Mỹ khám và nhập viện điều trị. Bệnh nhân bị sốt cao, tụt huyết áp, sưng đau bàn tay trái rất nặng. Qua thăm khám và chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, người bệnh bị sốc nhiễm trùng từ viêm mô bào bàn tay trái. Khoa đã tiến hành xử trí nhanh cho người bệnh bằng hạ sốt giảm đau, kháng sinh, ổn định huyết áp, xét nghiệm máu, cấy máu. Sau khi được cấp cứu tạm ổn định, người bệnh được chuyển đến Khoa ICU để điều trị tích cực. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng người bệnh đã ổn định và được chuyển đến nội trú để điều trị tiếp trong 3 ngày trước khi xuất viện.
Theo BSCKII. Nguyễn Văn Vũ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang: “Thời điểm giao mùa rất nhiều loại côn trùng có ngòi như ong, kiến sinh sôi phát triển. Nọc độc của chúng gây ra các triệu chứng phản vệ đó là Alkaloid piperidine và 1 số Protein hàm lượng thấp, có thể gây phản ứng độc cục bộ cho cơ thể, dị ứng ở những người nhạy cảm. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào liều nọc độc và mức độ nhạy cảm trước đây của người bệnh, trường hợp phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, trình tự phản vệ không nhất thiết từ độ I sang II, III mà có thể diễn biến nhanh đến độ IV bất cứ lúc nào”.
* Cách xử lý an toàn khi bị kiến cắn
Khi bị kiến cắn, chúng ta không nên quá hoảng sợ, không được đập, chà xát, phủi mạnh làm cơ thể kiến bị nghiền nát. Một vấn đề cần lưu ý là những loài kiến, đặc biệt là kiến lửa có hàm răng dưới có khả năng bám chặt nên nếu chỉ giũ thì kiến vẫn chưa chắc rơi khỏi cơ thể. Trong trường hợp nếu quần áo có nhiều kiến bám thì tốt nhất nên thay một bộ đồ khác ngay. Sau đó, có thể làm theo những bước sau để xử lý vết kiến cắn theo khuyến cáo sau:
“Đầu tiên hãy rửa vết kiến cắn bằng nước sạch và xà phòng thật nhẹ nhàng để vệ sinh và loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến, hãy quan sát những triệu chứng sau khi bị kiến cắn. Nếu trên da có dấu hiệu bị sưng, đau thường sẽ hết sau vài giờ. Tuy nhiên nếu đi kèm theo triệu chứng nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến cắn, cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, thắt ngực khó thở, sưng họng, chóng mặt… thì điều này chứng tỏ đã bị dị ứng do kiến cắn, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời” - BS.CKII Nguyễn Văn Vũ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết.
“Trong trường hợp nếu trên da xuất hiện những vết phồng rộp sau khoảng 1 ngày bị kiến cắn và tạo thành mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức. Lúc này bạn cần phải lưu ý không nên làm vỡ mụn mủ này để tránh gây nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu chẳng may vết phồng rộp này bị vỡ ra thì hãy rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn. Sau đó, theo dõi xem có dấu hiệu bị nhiễm trùng không, nếu thấy vùng da xuất hiện mủ và bị chuyển màu thì bạn hãy đến ngay Trung tâm Y tế tuyến huyện hoặc BVĐK tỉnh để được điều trị” - BS.CKII Nguyễn Văn Vũ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thông tin thêm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân khi bị kiến cắn không nên dùng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian để tự điều trị tại nhà, tránh tình trạng bệnh nặng hơn, gây nhiễm trùng, khó chẩn đoán và điều trị, bỏ qua thời điểm vàng để cứu sống bệnh nhân như: Dùng dầu gió, nước đá lăn vào vết kiến cắn; dùng dấm trắng, dấm táo, kem đánh răng, trà túi lộc, muối, dầu dừa, nha đam, hành, tỏi, v.v… thoa lên chỗ kiến cắn. Với những trường hợp phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị co thắt phế quản gây suy hô hấp, phù phổi cấp, giãn toàn bộ hệ thống mao mạch gây trụy mạch dẫn đến tử vong. Vì vậy, trong trường hợp bị kiến hoặc các loại côn trùng có nọc độc đốt, cắn, người bệnh thấy có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như: Nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở, choáng… nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng và kịp thời.
* Cách phòng tránh kiến - côn trùng cắn:
Côn trùng nói chung và kiến nói riêng có rất nhiều loại, với tính chất và mức độ độc tính khác nhau. Tùy theo việc bị loài kiến - côn trùng nào cắn mà có cách chữa trị phù hợp, nhưng càng sớm càng tốt bởi sau 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Vì vậy cần chú ý các biện pháp phòng tránh kiến - côn trùng cắn như:
- Khi đi đường nên đeo kính, đi giầy, mặc quần áo dài để hạn chế tối đa tai nạn do kiến - côn trùng cắn. Không nên dùng mỹ phẩm có hương thơm thu hút côn trùng. Khi đi xe máy, nên đội mũ bảo hiểm có kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt.
- Khi đi làm việc trong vườn cây, nương rẫy, đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như: Quần áo dài tay, đội mũ/nón, đeo khẩu trang, kính mắt, đi ủng/giày bảo hộ.
- Tránh ngồi hoặc đứng dưới bóng đèn sáng quá lâu. Nếu phải làm việc, học tập vào buổi tối thì nên đóng kín cửa ra vào, dùng lưới ngăn chặn côn trùng vào nhà qua cửa sổ, lam gió… bật đèn ngoài ban công, hành lang để thu hút côn trùng ra ngoài nhà và tiêu diệt.
- Nếu có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt thì không dùng tay chà sát, có thể làm lan rộng tổn thương, nên kiểm tra và búng nhẹ côn trùng khỏi người. Khi tắm rửa giũ mạnh khăn, quần áo trước khi dùng.
- Chú ý vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà. Có thể ngăn chặn côn trùng bằng cách trồng quanh nhà các loại cây thảo dược có tác dụng xua đuổi côn trùng như: Chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà… Ngoài ra, có thể phun thuốc tiêu diệt kiến, côn trùng ở những vị trí mà chúng hay tập trung, trong nhà hoặc khu vực đông người.
Mới đây, người phụ nữ 44 tuổi (ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh) đi hái rau sau vườn bị kiến cắn, sau đó ngứa khắp cơ thể, đỏ da toàn thân. Người nhà đã dùng dầu gió để thoa, sau gần 20 phút bệnh nhân có dấu hiệu tím tái toàn thân, ngất và sùi bọt mép. Người nhà ngay lập tức chuyển vào Khoa cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang (BVĐK) để khám và điều trị. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, Khoa đã kích hoạt báo động đỏ hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân, sau gần 01 giờ hồi sức tích cực bệnh nhân có lại nhịp tim nhưng vẫn hôn mê sâu được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) để tiếp tục điều trị.
Các bác sĩ Khoa ICU, nhận định bệnh nhân phản vệ độ IV do côn trùng cắn, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu, sau hơn 30 phút hồi sức cấp cứu tích cực tình trạng bệnh tạm ổn được chuyển lên BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp tục theo dõi và điều trị. Theo thông tin từ các bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK Trung ương Cần Thơ, hiện tại bệnh nhân đã ngưng thuốc an thần, tri giác tỉnh, sinh hiệu ổn, đã mở khí quản nhưng vẫn còn thở máy và tiếp tục theo dõi, chăm sóc đặc biệt tại Khoa ICU của bệnh viện.
Vào tháng 7 năm 2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cũng tiếp nhận một trường hợp nhiễm trùng huyết nguy kịch do kiến lửa cắn. Trước đó, bà M.T.L (57 tuổi; ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) trong lúc ra vườn hái chôm chôm để bán thì cầm trúng trái có ổ kiến lửa bám vào nên kiến cắn. Sau đó một ngày, tay bà L bị sưng, đau, sốt nên bà đi mua thuốc uống nhưng không giảm. Người nhà đã đưa bà L. đến Bệnh viện Hoàn Mỹ khám và nhập viện điều trị. Bệnh nhân bị sốt cao, tụt huyết áp, sưng đau bàn tay trái rất nặng. Qua thăm khám và chẩn đoán ban đầu của bác sĩ, người bệnh bị sốc nhiễm trùng từ viêm mô bào bàn tay trái. Khoa đã tiến hành xử trí nhanh cho người bệnh bằng hạ sốt giảm đau, kháng sinh, ổn định huyết áp, xét nghiệm máu, cấy máu. Sau khi được cấp cứu tạm ổn định, người bệnh được chuyển đến Khoa ICU để điều trị tích cực. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng người bệnh đã ổn định và được chuyển đến nội trú để điều trị tiếp trong 3 ngày trước khi xuất viện.
Theo BSCKII. Nguyễn Văn Vũ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang: “Thời điểm giao mùa rất nhiều loại côn trùng có ngòi như ong, kiến sinh sôi phát triển. Nọc độc của chúng gây ra các triệu chứng phản vệ đó là Alkaloid piperidine và 1 số Protein hàm lượng thấp, có thể gây phản ứng độc cục bộ cho cơ thể, dị ứng ở những người nhạy cảm. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào liều nọc độc và mức độ nhạy cảm trước đây của người bệnh, trường hợp phản vệ có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc, trình tự phản vệ không nhất thiết từ độ I sang II, III mà có thể diễn biến nhanh đến độ IV bất cứ lúc nào”.
* Cách xử lý an toàn khi bị kiến cắn
Khi bị kiến cắn, chúng ta không nên quá hoảng sợ, không được đập, chà xát, phủi mạnh làm cơ thể kiến bị nghiền nát. Một vấn đề cần lưu ý là những loài kiến, đặc biệt là kiến lửa có hàm răng dưới có khả năng bám chặt nên nếu chỉ giũ thì kiến vẫn chưa chắc rơi khỏi cơ thể. Trong trường hợp nếu quần áo có nhiều kiến bám thì tốt nhất nên thay một bộ đồ khác ngay. Sau đó, có thể làm theo những bước sau để xử lý vết kiến cắn theo khuyến cáo sau:
“Đầu tiên hãy rửa vết kiến cắn bằng nước sạch và xà phòng thật nhẹ nhàng để vệ sinh và loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến, hãy quan sát những triệu chứng sau khi bị kiến cắn. Nếu trên da có dấu hiệu bị sưng, đau thường sẽ hết sau vài giờ. Tuy nhiên nếu đi kèm theo triệu chứng nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến cắn, cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, thắt ngực khó thở, sưng họng, chóng mặt… thì điều này chứng tỏ đã bị dị ứng do kiến cắn, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời” - BS.CKII Nguyễn Văn Vũ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết.
“Trong trường hợp nếu trên da xuất hiện những vết phồng rộp sau khoảng 1 ngày bị kiến cắn và tạo thành mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức. Lúc này bạn cần phải lưu ý không nên làm vỡ mụn mủ này để tránh gây nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu chẳng may vết phồng rộp này bị vỡ ra thì hãy rửa sạch bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn. Sau đó, theo dõi xem có dấu hiệu bị nhiễm trùng không, nếu thấy vùng da xuất hiện mủ và bị chuyển màu thì bạn hãy đến ngay Trung tâm Y tế tuyến huyện hoặc BVĐK tỉnh để được điều trị” - BS.CKII Nguyễn Văn Vũ - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc thông tin thêm.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân khi bị kiến cắn không nên dùng các mẹo vặt hoặc bài thuốc dân gian để tự điều trị tại nhà, tránh tình trạng bệnh nặng hơn, gây nhiễm trùng, khó chẩn đoán và điều trị, bỏ qua thời điểm vàng để cứu sống bệnh nhân như: Dùng dầu gió, nước đá lăn vào vết kiến cắn; dùng dấm trắng, dấm táo, kem đánh răng, trà túi lộc, muối, dầu dừa, nha đam, hành, tỏi, v.v… thoa lên chỗ kiến cắn. Với những trường hợp phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị co thắt phế quản gây suy hô hấp, phù phổi cấp, giãn toàn bộ hệ thống mao mạch gây trụy mạch dẫn đến tử vong. Vì vậy, trong trường hợp bị kiến hoặc các loại côn trùng có nọc độc đốt, cắn, người bệnh thấy có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể như: Nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở, choáng… nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng và kịp thời.
* Cách phòng tránh kiến - côn trùng cắn:
Côn trùng nói chung và kiến nói riêng có rất nhiều loại, với tính chất và mức độ độc tính khác nhau. Tùy theo việc bị loài kiến - côn trùng nào cắn mà có cách chữa trị phù hợp, nhưng càng sớm càng tốt bởi sau 6 giờ nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch. Vì vậy cần chú ý các biện pháp phòng tránh kiến - côn trùng cắn như:
- Khi đi đường nên đeo kính, đi giầy, mặc quần áo dài để hạn chế tối đa tai nạn do kiến - côn trùng cắn. Không nên dùng mỹ phẩm có hương thơm thu hút côn trùng. Khi đi xe máy, nên đội mũ bảo hiểm có kính chắn hoặc đeo kính bảo vệ mắt.
- Khi đi làm việc trong vườn cây, nương rẫy, đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần dùng phương tiện bảo hộ lao động như: Quần áo dài tay, đội mũ/nón, đeo khẩu trang, kính mắt, đi ủng/giày bảo hộ.
- Tránh ngồi hoặc đứng dưới bóng đèn sáng quá lâu. Nếu phải làm việc, học tập vào buổi tối thì nên đóng kín cửa ra vào, dùng lưới ngăn chặn côn trùng vào nhà qua cửa sổ, lam gió… bật đèn ngoài ban công, hành lang để thu hút côn trùng ra ngoài nhà và tiêu diệt.
- Nếu có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt thì không dùng tay chà sát, có thể làm lan rộng tổn thương, nên kiểm tra và búng nhẹ côn trùng khỏi người. Khi tắm rửa giũ mạnh khăn, quần áo trước khi dùng.
- Chú ý vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà. Có thể ngăn chặn côn trùng bằng cách trồng quanh nhà các loại cây thảo dược có tác dụng xua đuổi côn trùng như: Chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà… Ngoài ra, có thể phun thuốc tiêu diệt kiến, côn trùng ở những vị trí mà chúng hay tập trung, trong nhà hoặc khu vực đông người.