Dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến hết sức phức tạp
- Thứ năm - 04/08/2022 15:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 2-8, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 và công tác phòng, chống dịch bệnh do quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì. Tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng ngành y tế tỉnh dự hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc Covid-19, hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh, gần 11 nghìn ca tử vong. Tích lũy đến nay, cả nước đã ghi nhận 10,7 triệu ca mắc, có 9,9 triệu người khỏi bệnh, tỷ lệ 92% và hơn 43 nghìn ca tử vong, chiếm tỷ lệ 0,4%. Dịch Covid-19 từ cuối tháng 3-2022 có xu hướng giảm mạnh và đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron đã được ghi nhận ở nước ta. Bệnh sốt xuất huyết cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc, 45 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp. Số mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Các bệnh lưu hành khác như tay - chân - miệng, sốt rét, sởi, dại ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ 2021 nhưng đang có xu hướng gia tăng. Bệnh tay - chân - miệng gia tăng cục bộ tại một số địa phương và bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số nơi. Nước ta chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nhóm A khác.
Trong khi đó, tiến độ tiêm ở các nhóm vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Kết quả tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đến 31-7-2022: Đã tiêm được hơn 245,7 triệu liều (tỷ lệ sử dụng đạt 100%). Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1, 2, 3, 4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 71,5% và 63,0%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1, 2, 3 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100%, 99,5% và 33,7%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 69,3% và 37,0%.
Trong khi đó, tiến độ tiêm ở các nhóm vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Kết quả tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đến 31-7-2022: Đã tiêm được hơn 245,7 triệu liều (tỷ lệ sử dụng đạt 100%). Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1, 2, 3, 4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 71,5% và 63,0%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1, 2, 3 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100%, 99,5% và 33,7%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 69,3% và 37,0%.
Phun hóa chất diệt muỗi ở địa bàn xuất hiện dịch sốt xuất huyết.
Riêng tại Hậu Giang, từ đầu dịch đến nay ghi nhận trên 52.500 ca bệnh Covid-19, tình hình dịch đang được kiểm soát với chỉ 1-2 trường hợp mắc mỗi ngày trong nhiều ngày qua. Tỉnh ghi nhận 276 trường hợp bệnh sốt xuất huyết, tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Có 346 trường hợp bệnh tay - chân - miệng, tăng 39 ca so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đối tượng từ 18 tuổi trở lên mũi 1, 2, 3, 4 lần lượt đạt 99,6%, 97%, 69% và 26%. Đối tượng từ 12-17 tuổi mũi 1, 2, 3 lần lượt đạt 100%, 100%, 65,9%. Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1, 2 đạt 90,3%, 66,1%.
Thảo luận tại Hội nghị nhiều địa phương bày tỏ những khó khăn trong triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, khó khăn về nhân lực y tế khi có dịch xảy ra; đề xuất cần có cơ chế tài chính cụ thể và chiến lược đảm bảo nhân lực cho ngành y tế dự phòng.
Bà Đào Hồng Lan, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, nhận định, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cần có sự chủ động những tình huống xảy ra để ứng phó dịch. Phòng, chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết. Đề nghị các địa phương tập trung quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch, theo dõi bám sát tình hình dịch trên địa bàn. Không để thiếu vật tư y tế, thuốc chữa bệnh cho người mắc bệnh truyền nhiễm, tăng cường điều trị giảm chuyển biến nặng, tử vong. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc, xử lý kịp thời các ổ dịch, tăng cường vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng; phân tuyến, phân luồng, sàng lọc, đảm bảo thu dung điều trị, không để dịch chồng dịch. Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, tập trung tiêm vắc-xin cho trẻ em trong tháng 8 này, cần có kế hoạch, lộ trình, phương án cụ thể để chủ động đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 khi các em nhập học trở lại. Chủ động truyền thông một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Rà soát chế độ chính sách để chăm lo, đảm bảo năng lực đội ngũ nhân lực y tế dự phòng nói riêng, ngành y tế nói chung.
Thảo luận tại Hội nghị nhiều địa phương bày tỏ những khó khăn trong triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, khó khăn về nhân lực y tế khi có dịch xảy ra; đề xuất cần có cơ chế tài chính cụ thể và chiến lược đảm bảo nhân lực cho ngành y tế dự phòng.
Bà Đào Hồng Lan, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, nhận định, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cần có sự chủ động những tình huống xảy ra để ứng phó dịch. Phòng, chống dịch với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết. Đề nghị các địa phương tập trung quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch, theo dõi bám sát tình hình dịch trên địa bàn. Không để thiếu vật tư y tế, thuốc chữa bệnh cho người mắc bệnh truyền nhiễm, tăng cường điều trị giảm chuyển biến nặng, tử vong. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc, xử lý kịp thời các ổ dịch, tăng cường vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng; phân tuyến, phân luồng, sàng lọc, đảm bảo thu dung điều trị, không để dịch chồng dịch. Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, tập trung tiêm vắc-xin cho trẻ em trong tháng 8 này, cần có kế hoạch, lộ trình, phương án cụ thể để chủ động đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19 khi các em nhập học trở lại. Chủ động truyền thông một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Rà soát chế độ chính sách để chăm lo, đảm bảo năng lực đội ngũ nhân lực y tế dự phòng nói riêng, ngành y tế nói chung.