TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HẬU GIANG - CDC HẬU GIANG

https://www.cdchaugiang.org.vn


Huyện Châu Thành: Hội thảo thảo lựa chọn sáng kiến giảm phát thải từ các lò hầm than củi tại xã Phú Tân

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe cộng đồng (CCHS), Trung tâm Y tế huyện tổ chức buổi Hội thảo lựa chọn sáng kiến giảm phát thải từ các lò hầm than củi tại xã Phú Tân.
BSCK2. Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo dự án phát biểu trong hội thảo
Tham dự có BSCK2. Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo dự án; TS Nguyễn Công Thuận, Giảng viên Khoa môi trường & Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ; ThS Nguyễn Thùy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện; đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Trạm Y tế xã, Chủ tịch Hội LHNP xã, Chủ tịch Hội Nông dân xã, Bí thư Đoàn TNCS HCM xã, Trưởng ấp, Tổ Y tế, Cộng tác viên Y tế, Chi hội Phụ nữ ấp Phú Tân, Phú Tân A, xã Phú Tân và các cán bộ phụ trách dự án cùng tham dự.
Buổi Hội thảo nhằm giúp cho người dân xã Phú Tân và đặc biệt là những hộ gia đình đang kinh doanh sản xuất lò hầm than củi truyền thống hiểu được tầm quan trọng của việc khói bụi từ lò hầm than củi phát ra môi trường ảnh hưởng đến với sức khỏe người dân như thế nào. Từ đó giúp cho người dân có nhiều sáng kiến để lựa chọn những biện pháp phù hợp với kinh tế gia đình của mình như đặt ống dẫn khói để giảm thải bớt khói thải đưa khói thải lên cao nhằm giảm bớt việc khói lan rộng ra xung quanh cho những hộ gia đình lân cận hít phải lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra nhiều bệnh khác nhau.
7b
TS Nguyễn Công Thuận, Giảng viên Khoa môi trường & Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ trình bày những sáng kiến giảm phát thải lò than

Tại buổi hội thảo các đại biểu đã được nghe TS. Nguyễn Công Thuận, Giảng viên Khoa môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đưa ra một số sáng kiến để giảm phát thải lò hầm than củi cho bà con tham khảo. Các đại biểu tham dự cũng đã đưa ra một số khó khăn mà người dân gặp phải hiện nay nếu áp dụng các sáng kiến trên như: kinh phí thực hiện, nhân lực,… Vì một số hộ gia đình chỉ sống bằng nghề lò hầm lò than củi truyền thống. Gia đình ít kinh phí nên việc lựa chọn sáng kiến cần được dự án cũng như các cấp chính quyền cơ quan hỗ trợ.
Phát biểu chỉ đạo hội thảo BSCK2. Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng ban Chỉ đạo dự án kết luận: “Muốn giảm phát thải từ các lò hầm than củi cũng như để giúp người dân lựa chọn những sáng kiến phù hợp với kinh tế gia đình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những bệnh có liên từ khói bụi các lò hầm than thải ra môi trường. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ kinh phí cũng như có người hướng dẫn để người dân thực hiện những sáng kiến đó làm sao cho giảm được phát thải khói bụi từ lò than ra môi trường nhưng vẫn đảm bảo được năng suất than như lò than truyền thống. Huyện Châu Thành cần phấn đấu đến năm 2030 không còn hộ kinh doanh sản xuất lò than hầm củi. Người dân có thể chuyển đổi một nghành nghề khác phù hợp với kinh tế gia đình đem lại lợi nhuận cao và đặc biệt là giảm được khói bụi chất phát thải ra môi trường.

Tác giả bài viết: Tin, ảnh: Thái Dương (Trung tâm Y tế huyện Châu Thành)