Nhiều kết quả nổi bật trong công tác y tế dự phòng qua 6 tháng đầu năm
- Thứ ba - 15/08/2023 14:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang) tổ chức Hội nghị giao ban hoạt động y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2023.
Tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị có BSCK2. Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh; BSCK2. Trương Văn Hạnh, Giám đốc CDC Hậu Giang; Ban giám đốc và lãnh đạo các khoa, phòng thuộc CDC Hậu Giang; cùng đại diện lãnh đạo các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tham dự.
Theo báo cáo, trong 6 tháng qua, Hậu Giang đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; một số bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca mắc tăng so với cùng kỳ nhưng được khống chế kịp thời. Tính đến ngày 30/7, cả tỉnh ghi nhận 395 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng 105 ca so vơi cùng kỳ; số ca mắc tay chân miệng (TCM) 327 ca, giảm 26 ca so với cùng kỳ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh. Thực hiện hiệu quả các hoạt động chủ động phòng, chống dịch bệnh như tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và các chiến dịch phun hóa chất để phòng, chống SXH, tổ chức và ra quân Chiến dịch ASEAN phòng, chống SXH lần thứ 13. Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả”, các ca nhiễm được ghi nhận đều là các trường hợp mắc bệnh nhẹ. Các hoạt động y tế dự phòng khác như truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng, chống HIV/AIDS; tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng, chống tăng huyết áp; đái tháo đường; công tác nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế trường học,… được triển khai thường xuyên, liên tục và cơ bản đạt kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm như: nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, đấu thầu vắc xin, chế độ chính sách, phụ cấp cho cán bộ y tế dự phòng,…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, BSCK2. Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế đánh giá cao kết quả công tác y tế dự phòng trong 6 tháng vừa qua. Song song đó, Giám đốc Sở Y tế cũng đề nghị CDC Hậu Giang cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm: Rà soát, báo cáo việc phân bổ nhân lực phòng, chống dịch. Cần phân cấp việc xin phân bổ kinh phí phòng, chống dịch rõ ràng hơn. Tham mưu Sở Y tế trình HĐND tỉnh về kinh phí phòng, chống dịch bệnh, đồng thời mạnh dạng báo cáo về việc hỗ trợ kinh phí của địa phương về công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch cho đối tượng là công nhân đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng. Phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ trong công tác điều tra, giám sát đối tượng cần tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng phân bổ lượng vắc xin cho các địa phương. Chương trình bệnh không lây nhiễm phải giao trách nhiệm cho từng địa phương, xây dựng các kế hoạch liên quan trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt kinh phí và thực hiện,…
Theo báo cáo, trong 6 tháng qua, Hậu Giang đã đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không ghi nhận các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; một số bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca mắc tăng so với cùng kỳ nhưng được khống chế kịp thời. Tính đến ngày 30/7, cả tỉnh ghi nhận 395 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng 105 ca so vơi cùng kỳ; số ca mắc tay chân miệng (TCM) 327 ca, giảm 26 ca so với cùng kỳ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh. Thực hiện hiệu quả các hoạt động chủ động phòng, chống dịch bệnh như tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng và các chiến dịch phun hóa chất để phòng, chống SXH, tổ chức và ra quân Chiến dịch ASEAN phòng, chống SXH lần thứ 13. Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả”, các ca nhiễm được ghi nhận đều là các trường hợp mắc bệnh nhẹ. Các hoạt động y tế dự phòng khác như truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng, chống HIV/AIDS; tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng, chống tăng huyết áp; đái tháo đường; công tác nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế trường học,… được triển khai thường xuyên, liên tục và cơ bản đạt kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự cũng đã thảo luận, đóng góp ý kiến và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm như: nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, đấu thầu vắc xin, chế độ chính sách, phụ cấp cho cán bộ y tế dự phòng,…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, BSCK2. Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế đánh giá cao kết quả công tác y tế dự phòng trong 6 tháng vừa qua. Song song đó, Giám đốc Sở Y tế cũng đề nghị CDC Hậu Giang cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm: Rà soát, báo cáo việc phân bổ nhân lực phòng, chống dịch. Cần phân cấp việc xin phân bổ kinh phí phòng, chống dịch rõ ràng hơn. Tham mưu Sở Y tế trình HĐND tỉnh về kinh phí phòng, chống dịch bệnh, đồng thời mạnh dạng báo cáo về việc hỗ trợ kinh phí của địa phương về công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch cho đối tượng là công nhân đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng. Phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ trong công tác điều tra, giám sát đối tượng cần tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng phân bổ lượng vắc xin cho các địa phương. Chương trình bệnh không lây nhiễm phải giao trách nhiệm cho từng địa phương, xây dựng các kế hoạch liên quan trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt kinh phí và thực hiện,…