Quản lý bệnh không lây nhiễm: Còn khó...
- Thứ tư - 19/06/2024 08:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dù có nhiều nỗ lực nhưng việc quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến y tế cơ sở còn không ít khó khăn.
Nhiều “điểm nghẽn”
Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: “Những tháng đầu năm 2024, ngành y tế tỉnh đã khám, phát hiện gần 4.700 bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường và trên 2.000 người bệnh đái tháo đường. Đã quản lý, tư vấn đạt 43% bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường và đạt khoảng 60% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Số người tăng huyết áp được phát hiện gần 6.000 người, trong đó, quản lý, tư vấn, điều trị đạt gần 49%. Số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phát hiện mới 377 người, trong đó, quản lý, tư vấn đạt hơn 58%. Số bệnh nhân hen phế quản phát hiện 486, trong đó, quản lý, tư vấn đạt gần 50%”.
Thực tế quản lý các bệnh không lây nhiễm chỉ đạt được khoảng từ 40-60% bệnh nhân đã được khám, phát hiện. Điều này đồng nghĩa còn một số lượng không ít bệnh nhân trong cộng đồng chưa được tiếp cận với chương trình quản lý, hỗ trợ tư vấn, chăm sóc của ngành y tế.
Hiệu quả quản lý bệnh không lây nhiễm chưa cao có nguyên nhân từ khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực y tế cơ sở. Bà Cao Thị Minh Trang, Trưởng trạm Y tế xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Nhân viên phụ trách chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm của trạm đã lớn tuổi, khó tiếp cận với công nghệ thông tin. Trong khi yêu cầu hiện nay đòi hỏi quản lý trên phần mềm nên thực hiện chưa tốt”.
Ngoài vấn đề khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, ở một số trạm y tế nhân viên quản lý thay đổi. Như ở Trạm Y tế xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cán bộ phụ trách quản lý vừa nghỉ việc nên phân công người khác quản lý, cần thời gian tìm hiểu, tiếp cận nhiệm vụ..
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho rằng: “Hạn chế việc quản lý, chăm sóc bệnh không lây nhiễm một phần là do nhiều trạm y tế của huyện chưa có bác sĩ. Trạm y tế là cơ sở y tế hạng 4 nên danh mục thuốc cũng hạn chế. Bệnh nhân thích đến các trung tâm y tế, bệnh viện do vừa được chăm sóc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và được chăm sóc sức khỏe với những bệnh kèm theo”.
Cả nguồn nhân lực phục vụ khám, chữa bệnh và danh mục thuốc điều trị tuyến xã chưa đảm bảo theo yêu cầu của người bệnh nên chưa thu hút được. Công tác quản lý còn khó khăn do số lượng bệnh nhân khá lớn và người dân đi khám nhiều nơi, trong khi phần mềm quản lý chưa đồng bộ.
Nỗ lực quản lý
Nhiều xã, phường, thị trấn đã triển khai khám sức khỏe cho người cao tuổi, nhưng số người đến khám sức khỏe đạt chưa cao. Bà Nguyễn Thị Bé Ba, Trưởng trạm Y tế thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, cho biết: “Hàng năm chúng tôi đều tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi. Vừa rồi, trong tháng 5 đã tổ chức đợt khám, tổ chức gửi thư mời đến tất cả hơn 1.500 người cao tuổi ở địa bàn thị trấn, nhưng chỉ có 625 người đến khám, chỉ đạt gần 42%. Có nhiều nguyên nhân người cao tuổi chưa đến điểm khám sức khỏe, trong đó có lý do khó khăn điều kiện đi lại, do đã khám bệnh ở các bệnh viện, trung tâm y tế định kỳ, chưa thấy được lợi ích khi tham gia khám sức khỏe…”.
Qua khám sức khỏe cho người cao tuổi là đợt sàng lọc để trạm y tế phát hiện, quản lý các bệnh không lây nhiễm sớm. Nếu người cao tuổi không đến khám sẽ không phát hiện được bệnh, nếu có bệnh nhưng khám ở các bệnh viện, trung tâm y tế khác, trạm y tế không biết để nắm thông tin quản lý.
Tỷ lệ quản lý, tư vấn các bệnh không lây nhiễm còn thấp, hoạt động quản lý được nhận định chưa đem lại hiệu quả cao, khó đạt mục tiêu hạn chế tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm.
Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay: “Chúng tôi tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để có thể quản lý tốt, hiệu quả cao hơn đối với bệnh không lây nhiễm. Tiếp tục tăng cường tổ chức khám, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, quản lý tư vấn hàng tháng tại cơ sở y tế địa phương. Lồng ghép khám sàng lọc phát hiện, quản lý dự phòng người có nguy cơ cao và người mắc bệnh không lây nhiễm vào các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe người cao tuổi, quản lý sức khỏe tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy”.
Ngành y tế cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân phòng, chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh ung thư, bệnh tim mạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và ý thức của người dân về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Có thể thấy, ngoài sự nỗ lực với nhiều giải pháp của ngành y tế cần có sự quan tâm, phối hợp của người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm để nâng cao tỷ lệ, hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng, tử vong sớm ở người mắc các bệnh không lây nhiễm.
Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thông tin: “Những tháng đầu năm 2024, ngành y tế tỉnh đã khám, phát hiện gần 4.700 bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường và trên 2.000 người bệnh đái tháo đường. Đã quản lý, tư vấn đạt 43% bệnh nhân mắc tiền đái tháo đường và đạt khoảng 60% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Số người tăng huyết áp được phát hiện gần 6.000 người, trong đó, quản lý, tư vấn, điều trị đạt gần 49%. Số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phát hiện mới 377 người, trong đó, quản lý, tư vấn đạt hơn 58%. Số bệnh nhân hen phế quản phát hiện 486, trong đó, quản lý, tư vấn đạt gần 50%”.
Thực tế quản lý các bệnh không lây nhiễm chỉ đạt được khoảng từ 40-60% bệnh nhân đã được khám, phát hiện. Điều này đồng nghĩa còn một số lượng không ít bệnh nhân trong cộng đồng chưa được tiếp cận với chương trình quản lý, hỗ trợ tư vấn, chăm sóc của ngành y tế.
Hiệu quả quản lý bệnh không lây nhiễm chưa cao có nguyên nhân từ khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực y tế cơ sở. Bà Cao Thị Minh Trang, Trưởng trạm Y tế xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Nhân viên phụ trách chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm của trạm đã lớn tuổi, khó tiếp cận với công nghệ thông tin. Trong khi yêu cầu hiện nay đòi hỏi quản lý trên phần mềm nên thực hiện chưa tốt”.
Ngoài vấn đề khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, ở một số trạm y tế nhân viên quản lý thay đổi. Như ở Trạm Y tế xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, cán bộ phụ trách quản lý vừa nghỉ việc nên phân công người khác quản lý, cần thời gian tìm hiểu, tiếp cận nhiệm vụ..
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A, cho rằng: “Hạn chế việc quản lý, chăm sóc bệnh không lây nhiễm một phần là do nhiều trạm y tế của huyện chưa có bác sĩ. Trạm y tế là cơ sở y tế hạng 4 nên danh mục thuốc cũng hạn chế. Bệnh nhân thích đến các trung tâm y tế, bệnh viện do vừa được chăm sóc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và được chăm sóc sức khỏe với những bệnh kèm theo”.
Cả nguồn nhân lực phục vụ khám, chữa bệnh và danh mục thuốc điều trị tuyến xã chưa đảm bảo theo yêu cầu của người bệnh nên chưa thu hút được. Công tác quản lý còn khó khăn do số lượng bệnh nhân khá lớn và người dân đi khám nhiều nơi, trong khi phần mềm quản lý chưa đồng bộ.
Nỗ lực quản lý
Nhiều xã, phường, thị trấn đã triển khai khám sức khỏe cho người cao tuổi, nhưng số người đến khám sức khỏe đạt chưa cao. Bà Nguyễn Thị Bé Ba, Trưởng trạm Y tế thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, cho biết: “Hàng năm chúng tôi đều tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi. Vừa rồi, trong tháng 5 đã tổ chức đợt khám, tổ chức gửi thư mời đến tất cả hơn 1.500 người cao tuổi ở địa bàn thị trấn, nhưng chỉ có 625 người đến khám, chỉ đạt gần 42%. Có nhiều nguyên nhân người cao tuổi chưa đến điểm khám sức khỏe, trong đó có lý do khó khăn điều kiện đi lại, do đã khám bệnh ở các bệnh viện, trung tâm y tế định kỳ, chưa thấy được lợi ích khi tham gia khám sức khỏe…”.
Qua khám sức khỏe cho người cao tuổi là đợt sàng lọc để trạm y tế phát hiện, quản lý các bệnh không lây nhiễm sớm. Nếu người cao tuổi không đến khám sẽ không phát hiện được bệnh, nếu có bệnh nhưng khám ở các bệnh viện, trung tâm y tế khác, trạm y tế không biết để nắm thông tin quản lý.
Tỷ lệ quản lý, tư vấn các bệnh không lây nhiễm còn thấp, hoạt động quản lý được nhận định chưa đem lại hiệu quả cao, khó đạt mục tiêu hạn chế tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm.
Ông Lê Văn Chúc, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho hay: “Chúng tôi tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để có thể quản lý tốt, hiệu quả cao hơn đối với bệnh không lây nhiễm. Tiếp tục tăng cường tổ chức khám, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, quản lý tư vấn hàng tháng tại cơ sở y tế địa phương. Lồng ghép khám sàng lọc phát hiện, quản lý dự phòng người có nguy cơ cao và người mắc bệnh không lây nhiễm vào các hoạt động khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe người cao tuổi, quản lý sức khỏe tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy”.
Ngành y tế cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân phòng, chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh ung thư, bệnh tim mạch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và ý thức của người dân về phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Có thể thấy, ngoài sự nỗ lực với nhiều giải pháp của ngành y tế cần có sự quan tâm, phối hợp của người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm để nâng cao tỷ lệ, hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm biến chứng, tử vong sớm ở người mắc các bệnh không lây nhiễm.