Từ ngày 1-1-2022, Hậu Giang quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà
- Thứ hai - 10/01/2022 15:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 30-12, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, có cuộc họp với trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố để thảo luận dự thảo kế hoạch thực hiện quản lý, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo các vấn đề cần lưu ý khi triển khai.
Người nhiễm Covid-19 được quản lý, chăm sóc tại nhà phải đáp ứng những điều kiện tương ứng: Không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi); không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường (thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào); đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc-xin phòng Covid-19 sau 14 ngày và các yếu tố liên quan đến tuổi, bệnh nền, phụ nữ không mang thai; đảm bảo các điều kiện về khả năng người nhiễm Covid-19 tự chăm sóc, liên lạc hoặc có người hỗ trợ chăm sóc, liên lạc.
Theo báo cáo của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh: Tình hình dịch những ngày gần đây mỗi ngày tỉnh ghi nhận khoảng 500 người nhiễm. Tổng số người đang điều trị hiện tại là trên 3.300 bệnh nhân. Qua rà soát, toàn tỉnh sẽ thành lập hơn 70 trạm y tế lưu động, còn 5 trạm chưa thành lập ở huyện Châu Thành A đang chỉ đạo khẩn trương thành lập.
Theo báo cáo của các huyện, thị, thành phố, việc thành lập trạm y tế lưu động đã thực hiện hoàn tất. Hầu hết các huyện, thị, thành phố sẽ giữ lại một khu điều trị F0 không triệu chứng song song với triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Khu điều trị F0 không triệu chứng tập trung sẽ điều trị cho những trường hợp không đủ điều kiện điều trị tại nhà. Sở Y tế lưu ý các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm bình oxy (5 lít), máy đo SPO2, các túi thuốc và trang thiết bị y tế cần thiết khác để triển khai các trạm y tế lưu động theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị F0 tại nhà.
Theo báo cáo của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh: Tình hình dịch những ngày gần đây mỗi ngày tỉnh ghi nhận khoảng 500 người nhiễm. Tổng số người đang điều trị hiện tại là trên 3.300 bệnh nhân. Qua rà soát, toàn tỉnh sẽ thành lập hơn 70 trạm y tế lưu động, còn 5 trạm chưa thành lập ở huyện Châu Thành A đang chỉ đạo khẩn trương thành lập.
Theo báo cáo của các huyện, thị, thành phố, việc thành lập trạm y tế lưu động đã thực hiện hoàn tất. Hầu hết các huyện, thị, thành phố sẽ giữ lại một khu điều trị F0 không triệu chứng song song với triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Khu điều trị F0 không triệu chứng tập trung sẽ điều trị cho những trường hợp không đủ điều kiện điều trị tại nhà. Sở Y tế lưu ý các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm bình oxy (5 lít), máy đo SPO2, các túi thuốc và trang thiết bị y tế cần thiết khác để triển khai các trạm y tế lưu động theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị F0 tại nhà.
Khu điều trị F0 không triệu chứng tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Vị Thanh.
Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Khi triển khai kế hoạch này sẽ có những thuận lợi và những khó khăn, phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện, đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, thuốc, oxy để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà, kịp thời cấp cứu khi có chuyển biến nặng. Thống nhất mỗi địa phương giữ lại một khu điều trị F0 không triệu chứng để tiếp nhận F0 không triệu chứng không đủ điều kiện ở nhà. Nhanh chóng tập huấn cho tất cả các trạm y tế lưu động đảm bảo năng lực chuyên môn, hiệu quả cao khi triển khai. Phải lường trước những tình huống có thể gặp phải để ứng phó hiệu quả. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện phát huy việc phân công thành viên chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại địa bàn để chỉ đạo kịp thời. Trung tâm y tế thành lập các đội hỗ trợ cho trạm y tế lưu động. Tạm mượn trang thiết bị, thuốc,… của ngành y tế để phục vụ hoạt động trạm y tế lưu động trong thời gian chờ mua sắm. Đảm bảo xe cấp cứu, nhân lực cấp cứu kịp thời, tăng cường tuyên truyền hướng dẫn người dân chủ động tự xét nghiệm nhanh ở nhà. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hỗ trợ cho F0 không triệu chứng khi cách ly, điều trị tại nhà”.
Triển khai kế hoạch quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ được chăm sóc tốt hơn về thể chất, tinh thần cũng như điều kiện sinh hoạt hàng ngày, góp phần giảm tải cho các khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ và trách nhiệm của người dân về phòng, chống dịch Covid-19 đối với xã hội. Bên cạnh đó, giúp giảm chi phí ngân sách nhà nước cho việc cách ly điều trị người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế, từng bước thích ứng mục tiêu đảm bảo phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Triển khai kế hoạch quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ được chăm sóc tốt hơn về thể chất, tinh thần cũng như điều kiện sinh hoạt hàng ngày, góp phần giảm tải cho các khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ và trách nhiệm của người dân về phòng, chống dịch Covid-19 đối với xã hội. Bên cạnh đó, giúp giảm chi phí ngân sách nhà nước cho việc cách ly điều trị người nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế, từng bước thích ứng mục tiêu đảm bảo phòng, chống dịch trong tình hình mới.