Rút ngắn quy trình tiếp nhận và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ cấp

Thứ ba - 07/06/2022 22:26
Ngày 25-5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về Quy trình tiếp nhận và điều trị đột quỵ cấp tại Đơn vị đột quỵ bệnh viện nhằm giúp nhân viên y tế của bệnh viện nắm bắt được quy trình và nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ ở bệnh nhân, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa, tận dụng tốt thời gian vàng cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não.
BSCKII Nguyễn Văn Vũ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Trưởng đơn vị Đột quỵ trao đổi về quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đột quỵ cấp và lưu ý những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đột quỵ.
BSCKII Nguyễn Văn Vũ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Trưởng đơn vị Đột quỵ trao đổi về quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân đột quỵ cấp và lưu ý những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đột quỵ.
Theo các nghiên cứu, cứ trong 100 người đột quỵ thiếu tưới máu não được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối có 39 người trở về bình thường hoặc gần bình thường; 21 người khuyết tật nhẹ, sinh hoạt được nhưng cần trợ giúp; 23 người có khuyết tật vừa đến nặng phải có người chăm sóc hoặc nằm liệt giường; 17 người chết. Việc tiêm kịp thời thuốc tiêu sợi huyết sẽ giúp làm giảm tàn phế, tăng số người được phục hồi tốt sau đột quỵ não.
BSCKII Nguyễn Văn Vũ, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, báo cáo: Với quy trình tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân đột quỵ, bệnh nhân có thể được cấp cứu ngoại viện khi đang ở nơi công cộng, ở nhà hoặc đang trong nội viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh; tiếp nhận bệnh nhân tại phòng cấp cứu; khám nhận diện bệnh cảnh đột quỵ dựa vào dấu hiệu Fast; báo đội đột quỵ sẵn sàng cấp cứu; thăm khám, hỏi tiền sử, làm các xét nghiệm, liên hệ khoa chẩn đoán hình ảnh để chụp CT-scan sọ não loại trừ xuất huyết não; đồng thời sẽ tư vấn điều trị cho người nhà, thực hiện thủ tục hành chính, cho người nhà ký cam đoan; khám đánh giá lại có đúng đột quỵ hay không, có còn trong thời gian vàng (dưới 4,5 giờ từ khi khởi phát bệnh) hay không? Khi bệnh nhân đáp ứng chẩn đoán phù hợp thiếu máu não cục bộ, thời gian vàng dưới 4,5 giờ, bệnh nhân không có chống chỉ định sẽ chỉ định điều trị tiêu sợi huyết. Nếu bệnh cảnh trên 4,5 giờ hoặc nhồi máu não diện rộng, CTA tắt mạch máu lớn, vượt quá khả năng điều trị, bệnh viện sẽ hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ để chuyển tuyến điều trị nhằm giúp bệnh nhân được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng.
Đơn vị Đột quỵ được thành lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ giữa năm 2020, tính đến nay đã cấp cứu trên 60 bệnh nhân đột quỵ, trong đó có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân được cấp cứu kịp thời hầu như bình phục trở về sinh hoạt bình thường hoặc gần bình thường sau cơn đột quỵ

Tác giả bài viết: Theo Hồng Diễm (Báo Hậu Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[SITE_BTN_TOOL]