- Trong trường hợp người bệnh không có biểu hiện nôn, để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu ngộ độc thực phẩm đầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn thức ăn trong dạ dày ra ngoài.
- Gây nôn khi bị ngộ độc thực phẩm để hạn chế độc tố ảnh hưởng đến cơ thể.
- Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Người bệnh cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để khi nôn ra chất thải không trào ngược vào phổi. Không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh.
- Nếu người bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, nghỉ ngơi.
- Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Cần bù nước cho người bệnh bằng cách cho người bệnh uống nước lọc, dung dịch oresol hoặc uống nước gạo rang. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc uống thuốc cầm tiêu chảy vì việc nôn mửa và tiêu chảy để cơ thể loại bỏ độc tố.
Sau khi sơ cứu, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời, phù hợp.
Lưu ý:
Cần giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ là tác nhân gây ngộ độc. Gồm cả nhãn mác, thậm chí cả bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh. Giúp xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc, từ đó có phương án điều trị đúng hướng.
Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực đối phó, ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.
Cần vệ sinh, tẩy rửa khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc và thực hiện chế độ cách ly (nếu cần thiết) đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.