Đau bụng rối loạn tiêu hóa là gì?
Chào bạn Hằng! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Để trả lời được thắc mắc: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa làm thế nào để khắc phục?”, chúng ta cần nắm được cơ chế gây ra vấn đề này.
Hệ tiêu hóa làm nhiệm vụ biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng. Khi thức ăn xuống dạ dày sẽ tồn tại trong vòng 4 tiếng, lúc này dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy và axit để giúp tiêu hóa thức ăn. Các enzyme làm được tiết ra để biến thức ăn thành dinh dưỡng để hấp thụ vào máu.
Dạ dày bị tổn thương dẫn đến đau bụng rối loạn tiêu hóa
Tuy nhiên nếu có bất kỳ tác động nào cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau bụng rối loạn tiêu hóa. Các cơn co thắt không đều nhau sẽ dẫn đến đau bụng, khó chịu, cơ thể mệt mỏi và đây cũng là dấu hiệu quả một số bệnh lý có liên quan đến dạ dày.
Biểu hiện của đau bụng rối loạn tiêu hóa đó là:
Đau bụng rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi
Nếu những cơn đau ít thoáng qua thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu đau bụng kéo dài nhiều ngày, đại tiện ra máu thì cần phải đến ngay cơ sở y tế vì có thể bạn bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
Đau bụng rối loạn tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, do hoạt động bất thường của cơ quan tiêu hóa dẫn đến bị tổn thương ở thành dạ dày. Hiện tượng này khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên không ít người vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vậy nguyên nhân do đâu?
- Chế độ ăn uống không được hợp lý: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Nếu ăn thức ăn bị ôi thiu, nguội lạnh hoặc không hợp vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến mất cân bằng lợi khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa.
- Luyện tập quá sức cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa: Nếu bạn tập thể dục trong thời gian dài hoặc quá sức cũng sẽ không tốt cho các tế bào ở đường ruột, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi,... do rối loạn đường tiêu hóa. Khi đường ruột bị tổn thương, các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào mạch máu.
- Tâm lý căng thẳng: Hormone Serotonin làm ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta nhưng bạn có biết, loại hormone này nằm nhiều trong hệ tiêu hóa. Vì thế, nếu như bị căng thẳng stress sẽ khiến hệ tiêu hóa sản sinh ra hormone này nhiều gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, căng thẳng nhiều còn làm cho máu lưu thông kém dẫn đến việc co bóp dạ dày sẽ giảm dần khiến thức ăn bị ứ đọng, khó tiêu gây đầy bụng.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Việc dùng thuốc kháng sinh nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ tiêu hóa.
- Bệnh lý rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa còn là biểu hiện của một số bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột bị kích thích, viêm đại tràng,...
Đau bụng rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các hệ lụy thường gặp như:
Biến chứng nguy hiểm của đau bụng rối loạn tiêu hóa
- Thức ăn cần được nấu chín.
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế dùng các đồ uống có gas, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, không quá sức như đi bộ, cầu lông, bơi,...
- Chữa rối loạn tiêu hóa với tỏi: Với nguyên liệu đơn giản là 2 củ tỏi, bạn hãy nướng chín tỏi rồi đập dập đắp xung quanh lên vùng bụng. Để khoảng 10 phút rồi massage nhẹ nhàng vùng bụng, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu.
- Chữa rối loạn tiêu hóa với gừng + củ mài: Lấy một củ gừng và 1 củ mài rửa sạch rồi đem gọt vỏ, cắt thái nhỏ đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống sau bữa ăn để giảm đau bụng và cầm tiêu chảy.
- Chữa đau bụng với lá ổi non: Lá ổi non có tác dụng chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Bạn chỉ cần hái 7 lá non đối với gái và 9 lá non đối với trai rồi rửa sạch, nhai sống. Ngày ăn khoảng 2 lần thì sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Bạn Thu Hằng thân mến! Với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc xoay quanh câu hỏi: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa làm thế nào để khắc phục?”. Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo chia sẻ từ blog dạ dày https://cuusaola.vn
Nguồn tin: soyte.haugiang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn