Hơn 3 năm qua, Hậu Giang chưa ghi nhận bệnh sởi nhưng nhiều tỉnh, thành đã có ca mắc từ đầu năm đến nay

Thứ năm - 11/04/2024 14:54
Theo số liệu giám sát dịch bệnh sởi của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, kể từ năm 2021 đến nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca bệnh sởi. Trong khi 2 năm trước 2019, 2020 lần lượt ghi nhận 93 và 68 ca mắc.
Tiêm vắc-xin là giải pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi ở trẻ.
Tiêm vắc-xin là giải pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi ở trẻ.
Tuy nhiên, ngành y tế nhận định nguy cơ bệnh sởi có thể trở lại do những năm gần đây kết quả tiêm chủng chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu, giai đoạn 2019-2021 tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi đạt trên 97%, tỷ lệ tiêm sởi - rubella (mở rộng) đạt trên 96%. Nhưng trong 2 năm 2022, 2023, tỷ lệ tiêm vắc-xin giảm. Năm 2022, tiêm sởi mũi 1 chỉ đạt tỷ lệ 76,3%, tỷ lệ tiêm sởi - rubella (mở rộng) đạt 85,1%. Năm 2023, tiêm sởi mũi 1 chỉ đạt tỷ lệ 89%, tỷ lệ tiêm sởi - rubella (mở rộng) đạt 78% là thấp hơn so với 3 năm trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vắc-xin.
 Theo thông tin từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 tăng hàng chục lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023. Tại Việt Nam, việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023, nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố nhưng không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tác giả bài viết: Tin, ảnh: Bích Thiện – Hồng Diễm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[SITE_BTN_TOOL]