Chẩn đoán một bệnh nhân bỏng bao gồm: Vị trí, độ sâu, diện tích, nguyên nhân, thời gian từ khi bị bỏng, các cách điều trị đã được áp dụng và các biến chứng của bỏng.
1. Vị trí: Vùng mặt, vòng quanh chu vi thân hoặc chi, bàn tay, bàn chân hay các khớp, tầng sinh môn... cần được điều trị nội trú tại bệnh viện.
2. Độ sâu:
• Độ I: Bỏng thượng bì, lớp tế bào đáy còn nguyên (da đỏ, rát như bỏng nắng).
• Độ II: Tổn thương toàn bộ thượng bì, còn một phần lớp tế bào đáy (nền bóng nước đỏ và còn cảm giác).
• Độ III: Tổn thương lan đến lớp trung bì, lớp dưới da, không còn lông móng, không còn cảm giác (đáy tổn thương trắng bệch).
• Độ IV: Tổn thương sâu đến lớp mỡ, cân, cơ, xương.
3. Diện tích: Dựa vào sơ đồ diện tích da (%) theo tuổi (Lund & Browder).
4. Nguyên nhân: Thường bỏng lửa, dầu sôi, nước sôi, bỏng xăng, cháy nhà.
5. Thời gian từ khi bị bỏng: Sốc bỏng chỉ trong 48 giờ, xuất huyết tiêu hóa thường chỉ trong 10 ngày đầu.
6. Các biến chứng của bỏng: Sốc, nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, suy thận cấp…
7. Điều trị:
a. Bỏng nhẹ: Có thể điều trị ngoại trú
• Vết bỏng: Rửa sạch, cố gắng bảo tồn các bóng nước nếu được, băng kín với kem Sulphadiazin bạc hay thuốc mỡ Betadin.., Thay băng mỗi ngày, mỗi 2 ngày hay sau 7 ngày tùy điều kiện vết bỏng.
• Thuốc: Kháng sinh uống (Cephalosporin thế hệ 1) và giảm đau uống, trong suốt thời gian còn băng, SAT.
• Tái khám chuyên khoa bỏng.
b. Bỏng trung bình và nặng: Điều trị tại khoa phòng
• Hồi sức
• Kháng sinh
• Giảm đau
• Phòng ngừa uốn ván
• Phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa
• Xử lý vết bỏng, cắt lọc.
• Điều trị hỗ trợ: Dinh dưỡng và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
• Tái khám sau 1 – 2 tuần và 6 tháng – 1 năm sau, cùng với vật lý trị liệu.